Kỹ thuật

Bảng mã lỗi máy nén khí Kobelco – Sửa chữa máy nén khí Kobelco

Bảng mã lỗi máy nén khí Kobelco – Sửa chữa máy nén khí Kobelco

Máy nén khí Kobelco là thiết bị quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, tuy nhiên, trong quá trình vận hành, người dùng có thể gặp phải các mã lỗi do sự cố kỹ thuật. Việc hiểu rõ ý nghĩa của các mã lỗi này là bước đầu tiên để chẩn đoán và khắc phục sự cố một cách nhanh chóng. Dưới đây là bảng tổng hợp một số mã lỗi phổ biến trên máy nén khí Kobelco và cách xử lý.
Thông báo và cảnh báo máy Kaeser Control Sigma 4

Thông báo và cảnh báo máy Kaeser Control Sigma 4

Cách xác định lỗi máy nén khí Kaeser thông qua việc đọc thông báo và cảnh báo máy nén khí Kaeser Control Sigma 4
Lỗi máy nén khí chạy nhưng áp suất không tăng hoặc tăng quá cao

Lỗi máy nén khí chạy nhưng áp suất không tăng hoặc tăng quá cao

Lỗi áp suất máy nén khí thông thường có 4 dấu hiệu sau: Cảm biến áp suất bị ngắt, Áp suất vận hành máy nén khí tăng bất thường, và áp suất đầu ra máy nén khí giảm bất thường. Ngoài ra, một lỗi khác cũng hay gặp là máy nén khí có hoạt động nhưng chạy không tải(không lên áp suất).
Bảo dưỡng máy nén khí Hanshin RCH20

Bảo dưỡng máy nén khí Hanshin RCH20

Có phải bạn đang gặp vấn đề trong việc vận hành máy nén khí Hanshin RCH20 (15Kw-20HP)? Dưới đây là một số quy trình bảo dưỡng máy nén khí Hanshin RCH20 (15Kw-20HP). Nếu cần được hỗ trợ tư vấn và bảo dưỡng máy nén khí hãy liên hệ với Minh Phú - 0919232826.

Quy trình bảo dưỡng định kỳ máy nén khí YED55

Thứ tư - 22/03/2023 05:41

BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ MÁY NÉN KHÍ YED55

Máy nén khí YED55 nếu không được bảo dưỡng thường xuyên thì các phụ tùng, linh kiện trong máy sẽ bị mài mòn, đóng bụi, thậm chí là bị gỉ, làm giảm hiệu suất hoạt động của máy, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công việc.

https://lh4.googleusercontent.com/ji3U99uRP6Z7E7jLgazQjkfms0-dEiMpsRlGYjZSkXxF31q5uj36U959itJXU9lFTuS28oLZMxfIBhVfKMfmH0FNxZ69usLoUZ6XQncEyeMV3_ULxKFxUuzVfP2eJ_9nC_oOOWVTA6hm-yOLMR7ORw
Hình ảnh minh họa Máy nén khí YED55A


Ngoài ra, bảo dưỡng máy nén khí YED55 định kỳ cũng sẽ giúp phát hiện những hư hỏng trong máy và kịp thời sửa chữa, tránh tình trạng hư hỏng quá nặng dẫn đến phải thay mới làm tổn hao chi phí.
 

gbw0oMjywiVf2ovYiDckBuC36QjCcpL Aq3I nqAxq1PHkF0hiPB8NzQF6CY9KE IGX41FFvUWJzXsLN YzVh8gYKCG9D5HaLDq J2Bmqstu1BDNW8nJPliwKfl6I edjpsqyGHei0GDkowpNI T1g
Bảo dưỡng máy nén khí 



Khi bảo dưỡng cho máy nén khí YED55 bạn cần kiểm tra bảo dưỡng chi tiết các linh kiện của máy như sau:
Bảo dưỡng bộ lọc khí: 
Sau một thời gian đưa vào sử dụng, bề mặt bộ lọc khí của máy nén thường bị bụi bẩn bám dính, ngăn cản không khí đi vào thiết bị và ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất làm việc của cả hệ thống. Do đó,khi đèn báo lệch áp hiển thị sáng đỏ thì người dùng cần tháo bộ lọc gió của máy nén ra và vệ sinh mặt ngoài lõi lọc.
Khi thực hiện vệ sinh, nhân viên kỹ thuật có thể sử dụng khí nén có sức ép thấp để thổi bên ngoài và bên trong bộ lọc, chú ý miệng đầu thổi cần đặt cách mặt trong lõi lọc khoảng 10mm. Tiếp đó, bạn thực hiện tuần tự thổi từ trên xuống dưới rồi gõ lõi lọc xem còn bụi không.

 

SQEhIjQgtf9mR90aXhTR2tRHdEyVoUGancqImojjTbJoWTUQOCQW19HqNy6Sai3ffS3M4T9QWCkug3ZiuAslZpu51Rfk4AYcfubh3YIB7jaea3PV5Z5tLXsB9t 1VHLCbdnfCfi0B84b9UsK8xtkEQ
Hình ảnh lọc gió cũ và mới



Còn trong trường hợp nếu lõi lọc gió quá bẩn thì tốt nhất người dùng nên thay linh kiện mới để đảm bảo hiệu quả làm việc của máy nén không khí. Thông thường cứ mỗi 1000 giờ làm việc thì chúng ta nên thay lõi lọc khí cho máy nén một lần. 

Bảo dưỡng bộ lọc dầu: Đây là thiết bị hao mòn thường được thay định kỳ 3000h/ một lần. Để bảo dưỡng bộ lọc dầu, bạn cần tháo chúng ra bằng cờ lê hoặc đai dây, sau đó vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn tích tụ.

cXPPzICrA9vOYmLSSdIDDvbW5XfvfTgJh7yAZsntBu3gtKSIWPUk1HMuxJHvkkLlWtRyxxl mrXHV5Fl66 YLREl0FCdrjll76Avj8nTVrV63yx VqgLWWr TKyA1lrATIVAEEJp9nA9ychWyxH7cg
Lọc dầu

Bộ tách dầu: Ở điều kiện thường nếu máy nén khí có thời gian làm việc từ 3500- 4000 giờ thì nên thay lọc tách dầu. Nếu máy nén khí làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn thì có thể thay sớm hơn dự kiến (máy nén khí chạy khoảng 2500 – 3000 giờ thì nên thay lọc tách dầu). Với một số máy nén khí có công suất nhỏ thì lọc tách dầu nằm bên ngoài thùng dầu (hay còn gọi là tách ngoài), khi đó việc thay mới lọc tách dầu sẽ nhanh hơn (giống như thao tác thay lọc dầu). Với một số máy nén khí có công suất lớn thì tách dầu nằm trong thùng dầu, cần dùng nhiều dụng cụ và thời gian để thay nó.
 

Moam3I2maMIkaqd4M5Ahts Yd0jUtN4QAujEd5mJ3ORWPgiS2dveAyEPnGXLvJA xOrtycstrjBrCVmjTG42fgvK9G6VD 1qkwFmth7BBFwXrZh88tOYQUbpb8FL2plEeuEHjYacTwAsasD mGMDjw
Hình ảnh bộ tách dầu

Lưu ý: 

  • Trước khi tiến hành thay lọc tách dầu cần phải xả hết áp suất khí trong bình dầu và nhớ khóa van đường ống dẫn khí giữa máy nén khí và bình chứa khí nén trước khi tháo. 
  • Cần kiểm tra vòng đệm, trong trường hợp nếu vòng đệm này đã hư hỏng và không còn làm kín khít khi lắp lại cần thay luôn cùng lọc tách dầu.
  • Phải đảm bảo ngắt điện ra khỏi hệ thống máy nén khí. Trước khi tiến hành tháo rời các bộ phận, đảm bảo xả hết áp lực khí bên trong hệ thống khí nén bằng áp lực không khí môi trường. 
  • Áp suất khí bên trong máy có thể phụt ra làm bắn bulong ống vít hoặc nổ gây ra tai nạn đáng tiếc cho người và vật tư xung quanh.
  • Việc bảo trì có thể yêu cầu ngắn hơn cho lần bảo trì tiếp theo tùy thuộc điều kiện môi trường và điều kiện sử dụng máy. 
bao duong may nen khi Yee, bảo dưỡng máy nén khí YEE, sửa chữa máy nén khí YEE, sua may nen khi YEE, Máy nén khí YEE

Tác giả bài viết: Linh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn