Kỹ thuật

Bảo dưỡng và sửa chữa máy nén khí Kaeser - Dòng CSD và CSDX

Bảo dưỡng và sửa chữa máy nén khí Kaeser - Dòng CSD và CSDX

Máy nén khí trục vít CSD mới đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng: có hiệu quả năng lượng cao, máy có độ ồn rất thấp, khi chạy máy rất êm, bảo trì và sử dụng dễ, cung cấp chất lượng không khí nén tốt. Tất cả những lợi thế này có được thông qua những đổi mới trong thiết kế đầu nén, hệ thống truyền động, làm mát và thông gió….
Cách tìm nguyên nhân và sửa lỗi máy lạnh Chiller

Cách tìm nguyên nhân và sửa lỗi máy lạnh Chiller

Trong quá trình vận hành và sử dụng Máy lạnh nói chung và Máy làm lạnh nước (chiller) nói riêng đã có rất nhiều sự cố xảy ra làm cho người sử dụng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình vận hành. Ở bài viết này chúng tôi cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản nhất để xác định nguyên nhân, hiện tượng và biện pháp khắc phục khi máy lạnh (máy làm lạnh nước) bị sự cố. Để giúp quý khách hàng có thể sử lý sự cố trong quá trình vận hành và sử dụng máy, chúng tôi xin đưa một số sự cố thường gặp sau:
Bộ lọc đường ống hanshin

Bộ lọc đường ống hanshin

Bộ lọc đường ống hanshin
Bảo dưỡng máy nén khí Hanbell

Bảo dưỡng máy nén khí Hanbell

Máy nén khí Hanbell nếu không được bảo dưỡng thường xuyên thì các phụ tùng, linh kiện trong máy sẽ bị mài mòn, đóng bụi, thậm chí là bị gỉ, làm giảm hiệu suất hoạt động của máy, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công việc.

Cách tìm sự cố trong mạch điện ở các máy công nghiệp

Thứ ba - 01/01/2019 22:53
mach dien may nen khi, mạch điện máy nén khí trụ vít, mach dien may nen khi truc vit, mạch điện máy công nghiệp, tìm sự cố trong mạch điện công nghiệp,bao duong may nen khi, sua chua may nen khi, bảo dưỡng máy nén khí, sửa chữa máy nén khí, air compressor repair service, air compressor maintanece service
Mạch điện máy nén khí trục vít

Kiểm tra và tìm sự cố thường gặp trong mạch điện ở các máy nén khí - máy công nghiệp

1. Các bước cần thực hiện khi sửa chữa điện ở máy nén khí - máy công nghiệp

Khi máy sản suất bị hỏng về điện, điều quan trọng là phát hiện khối mạch bị hỏng? Trong tủ điện hay ở bảng điều khiển? Hỏng ở các động cơ điện trong mạch động lực hay sự cố thuộc về mạch khống chế?

 Có những hư hỏng đơn giản, sau khi phát hiện và sử lý tại chỗ máy hoạt động lại bình thường. Kiểm tra phán đoán chính xác chỗ gây sự cố ngay từ đầu giúp thợ  điện sửa chữa được nhanh chóng, đỡ tốn công sức.

Đầu tiên phải hỏi thợ vận hành xem điều gì đã xảy ra? Máy chạy yếu, làm việc được nhưng không tự động hay bốc khói ra ở chỗ nào v.v.v

Đọc kĩ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp ráp rồi suy nghĩ những thông tin trên để khoanh vùng nơi bị hỏng.

2. Kiểm tra sơ bộ trước khi sửa chữa điện ở máy nén khí - máy công nghiệp

Kiểm tra sơ bộ là phương pháp kiểm tra một cách tổng quát chưa cần dụng cụ đo điện, chỉ kiểm tra nguội.

Không đóng điện mà chỉ mở lắp đậy “vùng” nghi bị hỏng,quan sát bằng mắt các đường dây, khí cụ điện, các nút phục hồi của rơ le nhiệt xem có biểu hiện nào bất thường không như: dây bị đứt, bị tuột hoặc bị dính, rơ le nhiệt bị bật lên, điện trở bị cháy đen, tụ điện bị chảy dầu….

Kiểm tra các vít nối dây, các giắc cắm, cầu chì nghi bị hỏng, tiếp xúc kém ; tốt nhất là ấn chặt cầu chì hoặc rắc cắm, lấy vặn vít xiết lại cẩn thận các đầu dây. Nhiều hki chỉ liểm ttra nguội cũng phát hiện ra hư hỏng rồi, rồi khắc phục là máy có thể hoạt dộng như bình thường.

Nếu không thấy biểu hiện hư hỏng nào thì có thể đóng điện để kiểm tra nóng.

3. Kiểm tra khi có điện ở máy nén khí - máy công nghiệp

Bật áptômát rồi quan sát các đèn tín hiệu xem có báo sáng không. Ấn nút START nhìn xem các rơle, khởi động từ có tác động không. Có tiếng phát ra bất thường khong? Các tiếp điểm có bị đánh lửa không?  Dùng vôn kế đo điện áp tuần tự: từ áptômát, qua công tơ điện, đến các đầu dây nối vào động cơ của từng pha R , S , T đén U, V, W… điện áp phải đạt Uđm hoặ trên dưới 5% mới đạt yêu cầu. Trường hợp điện áp giảm nhiều( chỉ còn dưới 85%) là có sự cố. Nếu điện áp đủ 3 pha, đạt định mức vào động cơ, rôto quay được, máy mang tải thì quan sát ampe kế: Tốt nhất dùng ampe kế tìm đo dòng điện tải của 3 pha phải bằng nhau; dòng điện tải ở bất cứ pha nào cũng khồn được vượt quá trị số định mức ghi trên nhãn của động cơ.

Kinh nghiệm: khi động cơ sử dụng điện 3 pha 380V, cứ 1kw, ampe kế kim chỉ từ 2 A trở xuống là động cơ chạy được.

4. Trường hợp động cơ dùng điện qua máy biến tần, có các mạch điện tử sử dụng công tắc không tiếp điểm qua các thyristo, triac.

- Trường hợp này thì rất phức tạp, không quan sát được bằng mắt thường; sự hỏng hóc hay xảy ra ở mạch điều khiển; ở các tụ điện; các tranzito hoặc IC; các rơle điện tử.

Muốn xác định được chính xác phải tiến hành đo đạc, đơn giản nhất là dùng đồng hồ vạn năng có cấp chính xác 0,5-1. Kiểm tra tuần tự nơi cấp nguồn là cuộn sơ rồi cuộn thứ của biến áp, mạch chỉnh lưu cầu 4 điốt lấy ra điện một chiều ( giả sử 12V) để vào các tầng khuếch đại tranzito và IC.

Nếu đo điện Ucc giảm nhiều, chỉ còn dưới 10v, chứng tỏ đã có nơi bị chạm chập nên rơle không thể làm việc được. Cần dò theo mạch nguồn cung cấp xem có chỗ nào bị chập không hoặc có tụ lọc nào bị đánh thủng không? Nếu nghi tụ lọc hãy nhả một chân tụ ra, nếu điện áp Ucc trở lại 12V thì chứng tỏ tụ bị chập hỏng. Thay tụ mới( cùng điện áp và điện dung) rồi lại kiểm tra các tranzito.

+ Đo điện áp tại các chân A,B,C rồi căn cứ vào các trị số đo được mà suy ra những hư hỏng. Nếu điện áp ở cả 3 chân đều bằng nhau hoặc bằng 0 là tranzito hoặc các linh kiện mạch ngoài đã hỏng. Tính theo giá trị tuyệt đối: bóng tốt tì điện áp trên cực góp C có giá trị lớn nhất; diện áp trên cực gốc B lớn hơn trên cực phát E. Muốn chính xác thì đo thiên áp của tranzito.

Nếu tranzito pnp, điện áp này khoảng 0,1-0,6V; bóng ngược npn điện áp lớn hơn, vào khoảng 0,3-1 V tùy thuộc vào yêu cầu của mạch khuếch đại.

Thiên áp UBE có thể đo điện thế của B và E so với mát, chênh lệch giữa chúng chính là thiên áp. Khi đo chú ý cực tính của đồng hồ (+ -) cho phù hợp với bóng thuận (pnp) và bóng ngược (npn).

Sau khi đã biết được điện áp trên các chân tranzito, kiểm tra và phân tích thêm các linh kiện mạch ngoài của nó là đã có thể phát hiện ra hư hỏng.

Sau khi chắc chắn là tranzito đã hỏng mới tháo ra khỏi mạch thay bóng mới cùng kí, mã hiệu. Trước khi thay bóng mới cần loại trừ chỗ hư hỏng kẻo thay bóng mới mà mạch còn chập thì lại hỏng bóng mới.

+ Nếu hỏng tụ, hỏng điện trở hoặc các tranzito tì có thể dùng đồng hồ để kiểm tra phát hiện được, riêng trường hợp hỏng IC( tuy ít xảy ra ) nhưng vô cùng lan giải. trước tiên phải vệ sinh sạch sẽ cả màng chứa IC, mạch in bị ẩm, bị bẩn vì bụi, keo phủ cáh điện đã biến chất do nhiệt độ và thời gian sử dụng lâu ngày làm cho các IC tác động sai. Có nhiều trường hợp chỉ thổi hết bụi , tẩy sạch bằng cồn 90` rồi sấy cho chất ẩm trong các lỗ kẽ khuất thoát ra hết là hệ thống điều khiển đang ậm ạch đã hoạt động trở lại bình thường.

Khi nghi IC hỏng, xử lý như trên không được thì phải dùng vạn năng kế đo điện áp tại các chan IC để so sánh với điện áp ghi trên sơ đồ ( nếu không có thì tìm một bo mạch của máy cùng loại đang hoạt động tốt, đo thực tế để lấy số liệu) có sai khác với trị số đã ghi thì tiến hành kiểm tra các linh kiện R, C .. ở mạch ngoài để loại trừ dần. Cuối cùng, chắc chắn IC hỏng mới tháo ra khỏi mạch để thay IC mới .

Chân IC rất mỏng manh và nằm sát nhau, không nên lấy que đo của dồng hồ dí trực tiếp vào chân IC dễ xảy ra chập mạch làm hỏng thêm, tốt nhất là đo tại điểm bên ngoài hai hàng chân, đo điện áp ở các điểm nối vào chân IC với mát khi chưa có tín hiệu vào.

                                                                                                           KS. Bùi Văn Yên

Tại Minh Phú việc bảo dưỡng và sửa chữa máy nén khí được tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của hãng, với đội ngũ kỹ thuật lâu năm và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa chữa bảo, dưỡng máy nén khí sẽ giúp cho quí khách hàng đảm bảo được sự tin cậy với thời gian đáp ứng nhanh, chất lượng sản phẩm tốt, giá cả cạnh tranh, thời gian bảo hành dài hạn. Khi quý khách có nhu cầu cần bảo trì, sửa chữa, cung cấp vật tư hay cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại 0919 23 28 26 để được giải đáp và hỗ trợ.

mạch điện máy nén khí, Cách tìm sự cố trong mạch điện ở các máy công nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết